Return to site

Top 15 Chứng Bệnh Và Những Sai Lầm Chăm Sóc Sức Khỏe Người Già

Người già có những chứng bệnh nào dễ gặp phải nhất? Bệnh người già là gì? Thống kê top 15 dấu hiệu bệnh người già dễ mắc phải nhất hiện nay và thêm vào đó là những việc gì mà chăm sóc sức khỏe cho người già dẫn đến sai lầm cũng như không có sự tiến triển, tốt trong cuộc sống? Cùng tham khảo bài viết dưới đấy về những vấn đề trên...

· Sức Khỏe

Bệnh Già Là Gì?

Cao tuổi không phải là bệnh lý nhưng tình trạng cao tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển vì ở tuổi cao thường giảm khả năng và hiệu lực các quá trình tự điều chỉnh thính nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng; đồng thời thường có những rối loạn chuyển hóa, giảm các phản ứng của cơ thể nhất là giảm sức tự vệ đối với những yếu tố gây bệnh như nhiễm trùng, nhiễm độc, các stress...

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là tính chất đa bệnh lý, nghĩa là NCT thường bị mắc nhiều loại bệnh cùng một lúc. Thực tế có bệnh dễ phát hiện và chẩn đoán nhưng có nhiều bệnh khác lại kín đáo và âm thầm, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng nên cần đề phòng sự bỏ sót. Vì vậy khi khám bệnh cho NCT phái rất thận trọng, tỉ mỉ, thăm khám toàn diện để có chẩn đoán hoàn chỉnh, xác định được bệnh chính và bệnh phụ, bệnh cần giải quyết trước và bệnh nên để xử trí sau. Lưu ý chỉ có chẩn đoán đầy đủ mới tránh được những sai sót khá phổ biến trong điều trị bệnh ở NCT.

Trên thực tế, các triệu chứng bệnh lý ở NCT ít khi điển hình; do đó dễ làm sai lệch chẩn đoán và đánh giá tiên lượng. Bệnh ở NCT thường bắt đầu không ồ ạt, các dấu hiệu triệu chứng bệnh lý không rõ rệt cả về mặt chủ quan cũng như khách quan; vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán bệnh có thể chậm trễ.

Trong giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bệnh lý cũng không rõ rệt như ở những người còn trẻ, do đó việc chẩn đoán bệnh đôi khi khó khăn, nhất là đối với những người yếu sức, nhiều phương pháp xét nghiệm thăm dò chức năng không thực hiện được.

Mặc dù bệnh lý xuất hiện kín đáo, không rầm rộ và tiến triển âm thầm nhưng bệnh ở NCT mau ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, dẫn đến suy kiệt nhanh chóng; bệnh dễ chuyển thành nặng nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Về tiên lượng cũng vậy, cần lưu ý không bao giờ được chủ quan.

Khả năng hồi phục bệnh ở NCT thường kém. Do đặc điểm cơ thể người cao tuổi đã suy yếu, đồng thời lại bị mắc nhiều bệnh cùng một lúc, trong đó có nhiều bệnh mạn tính nên khi đã qua giai đoạn cấp tính thường phục hồi chậm hơn. Vì vậy, việc điều trị bệnh thường mất nhiều thời gian hơn và sau đó phải có một giai đoạn an dưỡng hoặc điều dưỡng để phục hồi sức khỏe. Song song với việc điều trị bệnh, phải chú ý thích đáng đến việc phục hồi chức năng mang tính chất kiên trì, phù hợp với tâm lý, thể lực của NCT.

broken image

Bố mẹ không của riêng ai? Vậy bạn đã chắc chắn mình đã quan tâm đến bố mẹ chưa? Hãy cũng xem cụ thể các thông tin dưới đây? Có thể nhìn nhận và thống kê xem bạn đã lầm tưởng trong suy nghĩ những vấn đề gì khi chăm sóc bố mẹ....

#Không_khám_bệnh_định_kỳ

Việt Nam đang là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Người cao tuổi (#NCT) ở nước ta hiện có khoảng 10 triệu người, tương đương khoảng 11% dân số. Dự báo đến năm 2030, NCT Việt Nam chiếm 17% dân số và sẽ tăng lên 25% vào năm 2050.

#TiếnsĩNguyễnBíchNgọc, Bệnh viện Lão khoa trung ương cho rằng, điều kiện sống được cải thiện nhiều so với trước, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng tốt hơn đã góp phần tăng tỷ lệ tuổi thọ của người #Việt_Nam.

Tuy nhiên, NCT đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, bị nhiều bệnh một lúc. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa trung ương với 610 người trên 80 tuổi tại Sóc Sơn (Hà Nội), trung bình một người cao tuổi mắc tới 6,9 bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Chí Bình, Khoa #Tim_mạch - #Hô_hấp (Bệnh viện Lão khoa trung ương), NCT thường mắc phải các bệnh liên quan đến chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh liên quan đến phổi...

Đặc biệt, NCT thường bị mắc đan xen đa bệnh lý, sức khỏe suy giảm nên việc điều trị, dự phòng thường gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, NCT thường suy nghĩ tiêu cực, lo sợ rằng bản thân trở thành gánh nặng cho con cháu. Điều này gây trở ngại cho quá trình điều trị.

Đặc biệt, sai lầm thường gặp trong việc điều trị bệnh của NCT là không dùng thuốc thường xuyên theo đúng chỉ định, dùng mãi một đơn thuốc cũ mà không chịu đi thăm khám lại bệnh...

Bác sĩ Nguyễn Chí Bình cho rằng, trên thực tế, tâm lý chủ quan với sức khỏe của NCT rất nguy hiểm. Bởi vì ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể đã lão hóa, chức năng đào thải chất độc suy giảm, rất dễ bị mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, loãng xương… Xây dựng thói quen khám sức khỏe cho NCT sẽ giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn mầm mống.

Vì vậy, dù không có biểu hiện bệnh, người thân trong gia đình cũng nên thuyết phục NCT đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần, vừa phòng bệnh vừa có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

#Ít_vận_động

NCT thường có xu hướng ít vận động hơn người trẻ. Thậm chí, do sợ té ngã nên không ít NCT ngại tập thể dục, thể thao. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, nhiều nghiên cứu cho thấy, chính việc ít vận động sẽ gây nên sự ngưng trệ của cơ thể và thoái hóa. Do vậy, NCT cần được vận động thường xuyên, để khớp xương co duỗi linh hoạt. Điều này cũng giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, sức khỏe tim phổi tốt hơn. NCT nên chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng, thông dụng như đi bộ đều đặn mỗi ngày. Việc vận động đều đặn sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu cũng như có tinh thần vui vẻ, sảng khoái hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Anh cho rằng, NCT thường ít vận động vì thế có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó táo bón là bệnh thường gặp nhất. Nguyên nhân do cơ thể ít vận động lâu ngày sẽ làm phân tồn trữ ở trực tràng dẫn đến táo bón. Bệnh táo bón lâu ngày sẽ làm phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe NCT cần chú ý đến các bệnh này. Để khắc phục cần cho NCT ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, việc bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột là rất cần thiết, không nên ăn quá no, không ăn nhiều mỡ, tốt nhất là nên ăn nhiều bữa trong ngày.

Đặc biệt, nên khuyến khích NCT tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập đơn giản như đi bộ 1-2 tiếng mỗi ngày để phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não.

#Cần_chăm_sóc_sức_khỏe_tinh_thần

Đối với NCT thì “ăn ngon, ngủ sâu” là điều quan trọng nhất. Đặc biệt, ở NCT thì uống quan trọng hơn ăn để cơ thể không bị thiếu nước và chất điện giải. Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Trung Anh khuyến cáo, món canh trong các bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCT rất khó. Khi cho ăn, đừng nên ép ăn nhiều, thay vào đó, nên chia nhỏ bữa ăn và tạo cảm giác thoải mái để họ được ăn ngon miệng hơn.

Để nâng cao sức khỏe cho NCT, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Theo bác sĩ Nguyễn Chí Bình, NCT cần duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, tinh thần là một trong những yếu tố rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe NCT. Những NCT rất cần tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu và người bên cạnh. Đây cũng chính là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người già. Do đó, luôn vui vẻ, tạo cảm giác gần gũi, ân cần khi chăm sóc NCT như trò chuyện, nắm tay, ôm vai…

Nguồn theo #HaNoiMoi

#Top_15_Nhóm_Bệnh_Thường_Gặp_Ở_Người_Cao_Tuổi

1. #Viêm_khớp

Viêm khớp có lẽ là số một trong những bệnh lý mà những người từ 65 tuổi trở lên hay đối mặt. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng viêm khớp ảnh hưởng đến 49,7 % của tất cả người lớn trên 65 tuổi và có thể dẫn đến đau đi kèm chất lượng cuộc sống thấp đối với một số người cao niên.

Lời khuyên: Tư vấn với bác sĩ để có một kế hoạch hoạt động cá nhân, cùng với điều trị khác, có thể giúp duy trì sức khỏe và vận động.

2. #Bệnh_tim

Theo CDC, bệnh tim ảnh hưởng đến 37 % đàn ông và 26 % phụ nữ 65 tuổi trở lên. Khi lớn tuổi, họ đang ngày càng sống với các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp và cholesterol cao, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch.

Lời khuyên: Giải quyết các yếu tố nguy cơ không chỉ hạn chế bệnh tim mà còn có thể cải thiện sức khỏe chung. Nên tập thể dục, ăn uống tốt, ngủ ngon giấc.

3. #Ung_thư

Theo CDC, ung thư là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở những người trên 65 tuổi. CDC cũng báo cáo rằng 28 % đàn ông và 21 % phụ nữ trên 65 tuổi đang sống chung với căn bệnh ung thư.

Lời khuyên: Khám định kỳ, nếu phát hiện sớm thông qua sàng lọc, nhiều loại ung thư có thể điều trị được. Bằng cách tiếp xúc với đội ngũ y tế và được tư vấn.

4. #Bệnh_hô_hấp

Theo CDC, bệnh mãn tính hô hấp dưới, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở những người 65 tuổi trở lên.

Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, khoảng 10 % đàn ông và 13 % phụ nữ đang sống chung với bệnh hen suyễn, và 10 % đàn ông và 11 % phụ nữ đang sống chung với viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng.

Lời khuyên: Khám định kỳ, xét nghiệm chức năng phổi và dùng thuốc đúng, và các chỉ dẫn khác của bác sĩ, sẽ bảo tồn sức khỏe và chất lượng của cuộc sống.

5. #Bệnh_Alzheimer

Hiệp hội Alzheimer báo cáo rằng cứ 9 người trong độ tuổi từ 65 trở lên có 1 người mắc bệnh Alzheimer.

Lời khuyên: Khám định kỳ, phát hiện sớm. Bằng cách tiếp xúc với đội ngũ y tế và được tư vấn chăm sóc hoặc là ở nhà hay một cơ sở tập trung.

6. #Loãng_xương

Ước tính rằng 54 triệu người Mỹ trên 50 tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng xương thấp hay loãng xương, đặt họ vào nguy cơ bị gãy xương và giảm chất lượng cuộc sống. Ước tính rằng đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 64,4 triệu.

Lời khuyên: Khám tư vấn bác sĩ, bổ sung thuốc và thực phẩm ngăn chặn loãng xương, thay đổi lối sống phù hợp.

7. #Bệnh_đái_tháo_đường

CDC ước tính rằng 25 % những người tuổi từ 65 tuổi trở lên đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường có thể được xác định và giải quyết sớm với xét nghiệm đường máu đơn giản.

Lời khuyên: Khám định kỳ, phát hiện sớm. Điều trị, ăn uống và thay đổi lối sống theo tư vấn của bác sĩ.

8. #Cú_và_viêm_phổi

Theo CDC, mặc dù bệnh cúm và viêm phổi không phải là bệnh mãn tính, các bệnh nhiễm trùng này là một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trên 65 tuổi.

Lời khuyên: Chích ngừa cúm hàng năm, và chủng ngừa viêm phổi nếu bác sĩ đề nghị, để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và biến chứng đe dọa tính mạng.

9. #Té_ngã

Theo CDC, mỗi năm 2,5 triệu người ở độ tuổi 65 tuổi trở lên được điều trị tại khoa cấp cứu vì ngã, nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi khác. Cũng lưu ý rằng hầu hết té ngã xảy ra trong nhà, nơi có nguy cơ vấp ngã bao gồm sàn nhà và sàn phòng tắm trơn.

Lời khuyên: Đi lại thận trọng, có hỗ trợ tay vịn ở những nơi dễ tá ngã.

10. #Lạm_dụng_chất_gây_nghiện

Chất gây nghiện và lạm dụng rượu là một mối quan tâm y tế đối với người cao tuổi vì các tương tác có thể với thuốc kê theo toa và các lý do tinh thần khác, tác động xấu đối với sức khỏe, và tăng nguy cơ chẳng hạn như té ngã, tình hình ngộ độc.

Lời khuyên: Hạn chế dùng rượu và các chất gây nghiện, tăng cường tương tác với cộng đồng và khám định kỳ.

11. #Béo_phì

Theo CDC, trong số người từ 65 đến 74, có 36,2 % đàn ông và 40,7 % phụ nữ bị béo phì (theo cách tính BMI cho người Mỹ, BMI> 30 gọi là béo phì).

Lời khuyên: Theo dõi BMI cá nhân, nên giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 - 23 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI trên 25 là bị béo phì, cần giảm ngay cân nặng. Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m).

12. #Trầm_cảm

Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ, từ 15 đến 20 % người Mỹ trên 65 tuổi đã trải qua trầm cảm. Một mối đe dọa cho sức khỏe, trầm cảm có thể làm giảm khả năng miễn dịch và có thể làm tổn hại khả năng của một người để chống lại nhiễm trùng.

Lời khuyên: Khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe và thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia tâm thần kinh.

13. #Sức_khỏe_răng_miệng

Theo CDC, 25 % người lớn trên 65 tuổi không có đủ răng tự nhiên. Khi bạn già đi, khó khăn để ngăn chặn sâu răng, gây ảnh hưởng nhai và sức khỏe chung.

Lời khuyên: Khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe răng miệng với nha sĩ.

14. #Nghèo

Theo một báo cáo năm 2015 của Kaiser Family Foundation, 45 % người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên có thu nhập dưới mức nghèo vào năm 2013.

Lời khuyên: Cần ưu tiên các chính sách cho người cao tuổi có thu nhập thấp, cộng đồng cũng nên chung tay giúp sức cho những người này.

15. #Bệnh_zona

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một trong ba người trên 60 tuổi mắc bệnh zona với những cơn đau dữ dội hoặc ngứa ran và ảnh hưởng sức khỏe. Bệnh thường gặp ở những người có sức đề kháng cơ thể kém.

Lời khuyên: Nâng cao thể trạng, tiêm vắc xin phòng bệnh.

#Theo_everydayhealth #beyondblue và #CDC)

>>> Kiến Thức Cây Hoa Lá: https://caylahoa.com/

>>> Kiến Thức Tổng Quát: https://kienthuc1805.com/

Các Bài Viết Khác Nên Xem:

+ Bài Trắc Nghiệm Xác Định Loại Da Của Bạn: https://bit.ly/2UGEVQr

+ Công Thức #Tẩy_Tế_Bào_Chết Cho Da Mặt Từ #Thiên_Nhiên: https://bit.ly/2v5LOvt

+ Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Muối Đối Với #Da_Mặt: https://bit.ly/2Gr3tUP

+ Hộp Đá Muối #Massage Himalaya: https://bit.ly/2VIXpzk

+ Top 15 Lợi Ích Của #Muối_Hồng Himalaya: https://bit.ly/2LhUrOi

+ Khóa #Học_Chăm_Sóc_Da: http://bit.ly/khoa-hoc-cham-soc-da

+ Khóa Học #Phun_Xăm_Thẩm_Mỹ: http://bit.ly/Hoc-Phun-Xam-Tham-My